Điểm tin ngày 06/6/2023

Được đăng bởi: - Ngày đăng: 06/06/2023 11:31:00 AM - Lượt xem: 13 lượt xem.

Xin mời anh chị em và các bạn đến với một số thông tin đáng chú ý ngày hôm nay.

Báo điện tử VTVNew có bài: Hàng tỷ thông tin cá nhân của người Việt bị mua bán: Làm sao để ngăn chặn?

https://vtv.vn/xa-hoi/nguy-co-thieu-thuoc-dieu-tri-tay-chan-mieng-20230606052135418.htm

Một trong những nhóm kín mua bán dữ liệu cá nhân trên mạng xã hội với hơn 18.000 thành viên. Các thông tin được phân loại rồi mới rao bán. Từ bất động sản, tài chính, ngân hàng, làm đẹp, sức khỏe đến thông tin những người có ô tô, những người có thu nhập trên 10 tỷ đồng. Những tài khoản bán đều là ẩn danh, không sử dụng ảnh và thông tin thật.

Tại Đông Nam Á, ngoại trừ Singapore đã có đạo luật riêng về bảo vệ dữ liệu cá nhân được ban hành năm 2012 thì hầu hết các quốc gia còn lại đều chưa có Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân, mà được quy định rải rác trong các văn bản quy phạm pháp luật khác.

Từ 1/7 tới đây, khi Nghị định Bảo vệ dữ liệu cá nhân có hiệu lực, với những chế tài mạnh hơn, răn đe hơn như số tiền phạt hành chính nhiều hơn, hình sự hóa ở mức phạt tù cao hơn, chắc hẳn những tổ chức, cá nhân vi phạm sẽ thuyên giảm.

Tuy nhiên, để ngăn chặn từ nguồn, mỗi người dùng, mỗi người dân hãy coi dữ liệu cá nhân là một loại tài sản quý giá cần bảo vệ, không nên dễ dãi chia sẻ tài sản là số CCCD, địa chỉ nhà ờ, địa chỉ cơ quan, số điện thoại hay các thông tin khác cho bên thứ ba mà không được đảm bảo.

Báo Hà Nội mới có bài: “Khoe con” trên mạng xã hội: Chớ nên!

https://hanoimoi.com.vn/tin-tuc/Giao-duc/1066288/khoe-con-tren-mang-xa-hoi-cho-nen

Năm học 2022-2023 vừa kết thúc, nhiều bậc phụ huynh lại có dịp “khoe” bằng khen, bảng điểm, hình ảnh lễ tổng kết năm học của con trên mạng xã hội. Tuy nhiên, nhiều người không hề hay biết, việc làm này không chỉ vi phạm quy định pháp luật về quyền trẻ em, mà còn vô tình làm lộ thông tin của con, em mình, khiến trẻ em đứng trước nguy cơ trở thành “miếng mồi” cho kẻ xấu.

Theo Luật sư Nguyễn Hồng Thái, Giám đốc Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và đồng nghiệp: Phụ huynh cần trang bị kiến thức pháp luật về quyền trẻ em.

Theo Khoản 2, Điều 54, Luật Trẻ em sửa đổi năm 2018, phần trách nhiệm bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng quy định rõ: “Cơ quan, tổ chức, cá nhân quản lý, cung cấp sản phẩm, dịch vụ thông tin, truyền thông và tổ chức các hoạt động trên môi trường mạng phải thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn và bí mật đời sống riêng tư cho trẻ em theo quy định pháp luật”. Còn theo Khoản 1 và Khoản 4, Điều 29, Luật An ninh mạng về bảo vệ trẻ em trên không gian mạng quy định: “Trẻ em có quyền được bảo vệ, tiếp cận thông tin, tham gia hoạt động xã hội, vui chơi, giải trí, giữ bí mật cá nhân, đời sống riêng tư và các quyền khác khi tham gia trên không gian mạng”; “Cơ quan, tổ chức, cha mẹ, giáo viên, người chăm sóc trẻ em và cá nhân khác liên quan có trách nhiệm bảo đảm quyền của trẻ em, bảo vệ trẻ em khi tham gia không gian mạng theo quy định của pháp luật về trẻ em”... Như vậy, pháp luật về quyền trẻ em và bảo vệ trẻ em trên không gian mạng đã tương đối đầy đủ, rõ ràng. Tuy nhiên, trong khi hầu hết nhà trường đều nghiêm túc thực hiện quy định trên, thì chính các bậc phụ huynh hoặc người thân của các em lại là “nguồn” làm lộ thông tin cá nhân của con, em mình trên mạng xã hội. Từ thông tin cá nhân của trẻ như tên tuổi, địa chỉ, trường lớp, bạn bè thân, những địa điểm vui chơi trẻ từng đến hoặc thường xuyên tham gia…, kẻ xấu có thể tiếp cận tài khoản mạng xã hội của trẻ để dọa nạt, khống chế, thực hiện hành vi lừa đảo, thậm chí xâm hại trẻ em. Để bảo vệ con, em mình, các bậc phụ huynh cần trang bị kiến thức về an toàn, an ninh mạng và quy định pháp luật về quyền trẻ em.

Báo điện tử VTCNews có bài: Ghi nhận gần 9.000 ca tay chân miệng, 3 người tử vong: Bộ Y tế chỉ đạo khẩn.

https://vtc.vn/ghi-nhan-gan-9-000-ca-tay-chan-mieng-3-nguoi-tu-vong-bo-y-te-chi-dao-khan-ar797688.html

Theo số liệu của Bộ Y tế, từ đầu năm 2023 đến nay cả nước ghi nhận 8.995 trường hợp mắc tay chân miệng, trong đó 3 người tử vong.

Số mắc tay chân miệng có xu hướng tăng nhanh trong các tuần gần đây, đồng thời ghi nhận sự xuất hiện của virus Enterovirus (EV71) có khả năng gây bệnh nặng ở một số trường hợp mắc bệnh.

Bộ Y tế đề nghị UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo chính quyền các cấp chủ động phối hợp với ngành y tế triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp phòng chống dịch bệnh tay chân miệng, đặc biệt tập trung vào các khu vực có số mắc cao, nguy cơ bùng phát dịch.

Bộ Y tế đồng thời đề nghị các địa phương phải đảm bảo đầy đủ thuốc, vật tư, hóa chất, trang thiết bị cho công tác cấp cứu, điều trị bệnh nhân và phòng chống dịch bệnh trong các tình huống, tổ chức tốt việc phân tuyến điều trị, phân luồng khám bệnh, thu dung, cấp cứu, điều trị bệnh nhân.

P.TT&TT (TH)

Từ khóa:
Những kiến nghị và thắc mắc của bạn

Ý kiến của bạn