Điểm tin ngày 5/10/2022

Được đăng bởi: - Ngày đăng: 05/10/2022 01:36:00 PM - Lượt xem: 4 lượt xem.

Xin mời anh chị em và các bạn đến với một số thông tin đáng chú ý ngày hôm nay.

Ảnh: Anh Tú

Trang thông tin điện tử Công đoàn dệt may có bài: “Không chất thải” trong thời trang và dệt may: Nền tảng của tương lai.

http://www.congdoandetmay.vn/web/cong-doan-det-may/goc-nhin-va-chia-se?p_p_auth=eUPu7rK1&p_p_lifecycle=0&p_p_col_id=_118_INSTANCE_MwZ5gMQmbue5__column-1&p_p_col_count=7&p_p_id=101_INSTANCE_7zBiP7cAla9K&_101_INSTANCE_7zBiP7cAla9K_struts_action=%2Fasset_publisher%2Fview_content&_101_INSTANCE_7zBiP7cAla9K_assetEntryId=1588222&_101_INSTANCE_7zBiP7cAla9K_type=content&_101_INSTANCE_7zBiP7cAla9K_urlTitle

"Không chất thải" là một hạng mục nằm trong lĩnh vực rộng lớn của tính bền vững, cung cấp thông tin chi tiết về hầu hết các khía cạnh của thế giới, của xã hội, trong đó có các khía cạnh chính gồm thương mại, đổi mới và môi trường. Ngày nay, xã hội hiện đại đang tìm cách giảm đáng kể lượng khí thải carbon và xác định sự phát triển của các công nghệ trong tương lai gần. Do đó, "không chất thải" là xu hướng tương lai sắp tới đối với các nguồn hàng, trong đó có hàng dệt may. Nghĩa là mặt hàng này có thể tái tạo, giảm tiết carbon, bảo vệ môi trường xung quanh và giữ môi trường cân bằng.

Ngành công nghiệp thời trang và dệt may là ngành gây ô nhiễm lớn thứ hai trên thế giới, sau ngành công nghiệp dầu mỏ. Khi các ngành công nghiệp phát triển, thiệt hại sinh thái cũng ngày càng lớn. Tuy nhiên, để giảm thiểu những vấn đề này, vẫn có những lựa chọn và giải pháp thay thế, trong đó xây dựng ý thức và sự sẵn sàng thay đổi là bước đầu tiên để cải thiện.

Nhu cầu chính để thay đổi hình ảnh của thời trang có đạo đức là nhận thức của người tiêu dùng đối với các loại quần áo bền vững. Các thương hiệu thời trang phải nỗ lực cung cấp một hệ thống bán lẻ phù hợp và  đổi mới để thu hút khách hàng trẻ, những người có xu hướng hướng tới các sản phẩm thời trang thân thiện với môi trường. Ngoài ra, người ta đã quan sát thấy rằng các lựa chọn quần áo tái chế còn rất hạn chế về thị giác và chức năng; khách hàng thiếu thông tin về sản phẩm và không chắc chắn về lợi ích thực sự đối với môi trường.

Kinh tế tuần hoàn là một mô hình kinh tế trong đó các hoạt động thiết kế, sản xuất và dịch vụ đặt ra mục tiêu kéo dài tuổi thọ của vật chất, và loại bỏ tác động tiêu cực đến môi trường.

Báo điện tử Hà Nội mới có bài: Thông điệp “5 chìa khóa để thực phẩm an toàn hơn”.

https://hanoimoi.com.vn/tin-tuc/Doi-song/1043854/thong-diep-5-chia-khoa-de-thuc-pham-an-toan-hon

Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa phát đi thông điệp “5 chìa khóa để thực phẩm an toàn hơn” nhằm truyền thông, hướng dẫn cách chế biến thực phẩm an toàn tới tất cả người tiêu dùng và người chế biến thực phẩm.

Thông điệp này có 5 bước để giúp cho thực phẩm an toàn hơn, gồm: Giữ thực phẩm sạch; tách riêng thực phẩm tươi sống và qua chế biến; nấu chín kỹ thức ăn; giữ thực phẩm ở nhiệt độ an toàn; sử dụng nước và nguyên liệu thực phẩm sống sạch, an toàn.

Thông điệp này đã được chuyển dịch ra 88 thứ tiếng vào tháng 10-2019 và đăng tải trên hệ thống trực tuyến của Tổ chức Y tế thế giới (WHO). Theo WHO, trung bình mỗi năm, cứ 10 người thì có 1 người bị ngộ độc do sử dụng thực phẩm không an toàn. An toàn thực phẩm là trách nhiệm chung của mỗi người, nhưng cá nhân người tiêu dùng và người chế biến thực phẩm phải nâng cao vai trò của mình trong việc phòng, tránh các bệnh truyền qua thực phẩm.

Báo điện tử Vietnamnet có bài: Trẻ mắc virus Adeno: Dấu hiệu nào nên cho con đi khám?

https://vietnamnet.vn/dau-hieu-nhiem-virus-adeno-ma-ban-nen-cho-con-di-kham-2066764.html

Virus Adeno là loại virus có hơn 60 tuýp khác nhau, gây nhiễm trùng đường hô hấp giống như cảm cúm và gây viêm giác mạc. Bệnh xuất hiện quanh năm, nhưng trội hơn vào các tháng cuối đông, mùa xuân và hè. Bệnh lây truyền giữa người với người thông qua giọt đường tiếp xúc hô hấp hoặc tiếp xúc bề mặt có chứa virus. Virus có thể gây bệnh ở mọi lứa tuổi, nhưng thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi (nhiều nhất ở trẻ 6 tháng đến 2 tuổi).

Phần lớn các bệnh nhân được chăm sóc và điều trị tại nhà do hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, chủ yếu điều trị triệu chứng và chăm sóc trẻ. Chúng ta không tự ý sử dụng kháng sinh (trừ khi bác sĩ khám nghi trẻ có bội nhiễm vi khuẩn)

Khi trẻ có một trong các dấu hiệu sau đây cần đưa đến cơ sở khám chữa bệnh:

- Sốt, đặc biệt sốt ≥ 39,5 độ C, hạ sốt tích cực bằng các biện pháp (uống hạ sốt, mặc thoáng, chườm nước ấm) nhưng không hạ, hoặc sốt cao ≥ 5 ngày.

- Khó thở, thở nhanh, thở bất thường.

- Có dấu hiệu mất nước: Trẻ khát nước, môi se, mắt trũng, không có nước bọt tiểu ít (ít hơn 3 tã ướt trong khoảng thời gian 24 giờ).

-  Trẻ không chịu chơi, ý thức thay đổi: Quấy khóc khó dỗ, không tỉnh táo, li bì…

- Ngủ kém, đau ngực, ngoáy tai đau tai hoặc chảy dịch tai...

Các phụ huynh không nên hốt hoảng sợ hãi tự ý cho con xét nghiệm Adeno để tránh lãng phí tiền bạc vì không giúp cho điều trị. Việc chỉ định xét nghiệm sẽ do các bác sĩ thăm khám trẻ ra chỉ định phù hợp.

S1959 (Tổng hợp)

Từ khóa:
Những kiến nghị và thắc mắc của bạn

Ý kiến của bạn