Huấn luyện an toàn cho người lao động khối gián tiếp năm 2023

Được đăng bởi: - Ngày đăng: 07/06/2023 03:48:00 PM - Lượt xem: 13 lượt xem.

Ngày 06/06/2023, tại Điểm sinh hoạt văn hóa công nhân, Tổng công ty May 10 đã tổ chức huấn luyện An toàn - Vệ sinh lao động – Phòng chống cháy nổ - Bảo vệ môi trường và Bảo vệ an ninh (AT-VSLĐ) cho người lao động khối gián tiếp tại trụ sở Hà Nội. Khóa huấn luyện chia làm 02 ca: sáng và chiều với tổng số hơn 530 học viên. Giảng viên của lớp huấn luyện là thạc sỹ Lê Đức Thiện - Trung tâm An toàn lao động.

Tại khóa huấn luyện, Thạc sỹ Lê Đức Thiện đã truyền tải tới các học viên các nội dung của công tác AT-VSLĐ; các giải pháp AT-VSLĐ; mối nguy từ môi trường làm việc như nguyên vật liệu, hút thuốc nơi làm việc; rủi ro theo trường phái truyền thống và hiện đại; tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp tại Việt Nam. Giảng viên cũng giới thiệu với học viên 35 bệnh nghề nghiệp tại Việt Nam: nhóm 1 là các bệnh về bụi phổi, phế quản (7); nhóm 2 với các bệnh nhiễm độc nghề nghiệp (10); nhóm 3 với các bệnh nghề nghiệp do yếu tố vật lý (5); nhóm 4 với các bệnh mắt và đa nghề nghiệp (6); nhóm 5 với các bệnh nhiễm khuẩn nghề nghiệp (7).

Thạc sỹ cũng cho biết tình hình tai nạn lao động trên thế giới và Việt Nam. Các yếu tố nguy hiểm như ngã cao, điện giật, vật rơi đổ, phương tiện vận tải, thiết bị máy cán kẹp cuốn, vật văng bắn, ngạt khí. Nguyên nhân gây ra tai nạn lao động (TNLĐ) từ nguyên nhân khách quan đến nguyên nhân chủ quan như làm việc bất cẩn, không được huấn luyện đầy đủ, sức khỏe kém và sử dụng chất kích thích. Học viên được tiếp cận với kiến thức tỷ lệ mắc bệnh nghề nghiệp (BNN) và nguyên nhân gây ra BNN như do tiếp xúc thường xuyên lâu dài với các yếu tổ tác hại nghề nghiệp; do không sử dụng các biện pháp bảo vệ khi làm việc trong môi trường có các yếu tố có hại; do sử dụng sai các phương tiện bảo vệ, vệ sinh kém; do tình trạng sức khỏe kém hoặc mẫn cảm.

Các học viên cũng được nghe giới thiệu về hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về AT-VSLĐ. Những nội dung điều chỉnh của văn bản ATVSLĐ, các nghị định thông tư và hướng dẫn thi hành. Người lao động khối gián tiếp được giảng viên trang bị kiến thức về an toàn tại nơi làm việc như thiếu cơ cấu che chắn vùng nguy hiểm, những bộ phận có thể gây cuốn kéo, các mảnh dụng cụ, vật liệu văng bắn, vật sập đổ, vật rơi gây tai nạn, vật đâm xuyên, ngã cao, trơn trượt. Nguy hiểm do nguồn nhiệt, điện, cháy nổ, tiếng ồn, rung động, bụi, tư thế lao động, hóa chất nguy hại. Các học viên phải nhớ khi làm việc tại những nơi còn tồn tại yếu tố nguy
hiểm, có hại: Phải sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân.

Thông qua khóa huấn luyện an toàn lao động sẽ giúp người lao động nâng cao ý thức nhận biết yếu tố nguy hiểm, nắm bắt được những kiến thức, kỹ năng cần thiết khi thực hiện công việc và có thể chủ động phòng tránh được những tác hại không mong muốn tiềm ẩn trong quá trình lao động để hạn chế tối đa các tai nạn lao động cũng như nguy cơ mắc phải các bệnh nghề nghiệp.

LTH

Từ khóa:
Những kiến nghị và thắc mắc của bạn

Ý kiến của bạn